Cùng chúng tôi trả lời câu hỏi muốn làm y tá thì học gì?

Cùng chúng tôi trả lời câu hỏi muốn làm y tá thì học gì?

1. Y tá là gì?   Y tá là một ngành nghề có tính chuyên nghiệp, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống y tế. Y tá cùng với bác sĩ hay những chuyên viên y tế khác chăm sóc, chữa trị, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân trong nhiều trường hợp như: cấp cứu, trị liệu, hồi phục. Nghề y tế hoạt động trong nhiều lĩnh vực y khoa khác nhau từ chuyên khoa đến, y tế công cộng, từ gia đình đến các trạm xá hay bệnh viện.   Để trở thành y tá đòi hỏi phải có kiến thức y học tổng quát và thường phải qua trung học cấp hai. Tại nhiều quốc gia (như Chile), y tá tối thiểu phải có bằng cử nhân. Trong khi ở một số nước châu Âu, sau khi học tốt nghiệp cấp 2 và được huấn luyện chuyên môn 18 tháng có thể được chấp nhận làm y tá.   Một người y tá có thể làm những công việc như sau:   - Thực hiện chữa trị cho bệnh nhân theo yêu cầu của bác sĩ    - Giải thích bệnh tình cho người nhà của bệnh nhân   - Người y tá còn là nguồn cổ vũ tinh thần, động viên đối với tinh thần của người bệnh   - Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm giúp bác sĩ   - Theo dõi quá trình hồi phục của bệnh nhân   - Sử dụng và bảo quản các trang thiết bị y tế   Tóm lại ở bất kỳ bệnh viện hay cơ sở y tế nào thì cũng không thể thiếu được y tá. Vai trò của họ vô cùng quan trọng, là cánh tay phải đắc lực của bác sỹ là người đứng sau trực tiếp chăm sóc bệnh nhân giống như người nhà của họ. 2. Thị trường việc làm đối với ngành y tá hiện nay   Xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao. Đồng thời việc xuất hiện nhiều nhân tố gây bệnh khiến các bệnh viện và cơ sở y tế thế phải tiến hành mở rộng phạm vi cũng như quy mô hoạt động của mình nhằm phục vụ tốt những nhu cầu đó. Đồng thời việc mở rộng này cũng nằm trong chiến lược nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân đặc biệt là đối với các dân tộc thiểu số các vùng khó khăn của nước ta. Bởi vậy lĩnh vực y tế nói chung và ngành y tá nói riêng luôn cần một nguồn lên nhân lực dồi dào có hiểu biết sâu rộng, có chất lượng cao, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn.   Sau khi tốt nghiệp, người lao động có thể làm việc trong các bệnh viện , phòng khám tư, các trung tâm y tế ở quận, huyện,… đồng thời họ cũng có thể đến chăm sóc bệnh nhân tại nhà; giáo dục sức khỏe cho người dân thôn, bản;nghiên cứu về điều dưỡng, khoa học; thực hiện các hoạt động tuyên truyền phòng bệnh tại các đơn vị hành chính. Không chỉ phát triển ở Việt Nam mà hiện nay nghề y tá còn rất được chào đón, quan tâm ở nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,… với mức đãi ngộ tương đối cao. Tóm lại chỉ cần bạn có lòng yêu nghề, nghiêm túc trong công việc, luôn trau dồi kỹ năng, trình độ thì chắc chắn sẽ tìm được công việc phù hợp. 3. Nơi đào tạo ngành y tá   Với triển vọng nghề nghiệp tốt như vậy thì câu hỏi đặt ra đối với các bạn học sinh và phụ huynh là: “ Nơi nào đào tạo y tá tốt, chuyên nghiệp?”. Một cơ sở đào tạo tốt sẽ quyết định đến nghiệp vụ, kỹ năng của một người y tá sau này. Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều các trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên về y tá mà bạn có thể tham khảo như: Đại học y Hà Nội( đứng đầu trong cả nước về đào tạo các ngành liên quan đến lĩnh vực y tế), đại học Y Thái Nguyên, Học viện quân y, đại học Y Thái Bình,… Bởi vì liên quan đến tính mạng và sức khỏe con người nên đối với trình độ đại học, ngành y tế được đào tạo thời gian lâu hơn: 7 năm và nó có thể rút ngắn xuống 3 đến 4 năm nếu bạn học cao đẳng, trung cấp. Mỗi trường có cách đào tạo riêng, tuy nhiên vẫn phải đáp ứng yêu cầu của bộ giáo dục.    Các trường khác nhau lấy lượng sinh viên khác nhau và mức điểm số giữa các cơ sở này cũng có sự chênh lệch tương đối lớn. Bởi vậy nếu bạn quyết định theo đuổi ngành nghề này thì cần tìm hiểu kỹ các thông tin như:   - Ngôi trường bạn dự định thi vào, phù hợp với học lực của bản thân: Phải biết năng lực của bản thân ra sao từ đó đưa ra mục tiêu, cố gắng phấn đấu mới có thể thành công   - Các chương trình đào tạo ngành y tá trong trường đại học đấy có thực sự tốt hay không? Bạn có thể thông qua người thân hoặc các diễn đàn, bạn bè, anh chị đi trước để biết câu trả lời.   - Nhu cầu về nhân lực đối với ngành y tá hiện nay và mai sau   - Đồng thời, bạn phải chuẩn bị tâm lý rằng ngành nghề này là mong ước của rất nhiều người nên sự cạnh tranh sẽ rất khốc liệt và mức điểm đầu vào sẽ tương đối cao   Đối với ngành y tế, hầu hết các trường đều tuyển sinh với khối B( toán, hóa,sinh) và khối A( toán, lý, hóa) bởi những người học khối này đã có nền tảng kiến thức từ trước với việc tư duy logic, điều chế dược phẩm,… sẽ mang lại nhiều thuận lợi hơn đối với việc thực hành, nghiên cứu sau này. 4. Phẩm chất cần có của một y tá   Để có thể trở thành một người y tá giỏi về nghiệp vụ, tốt về đạo đức thì bạn cần có những phẩm chất sau đây:   - Tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc: Bởi đối tượng phục vụ của y tá là con người nên trong quá trình điều trị, chăm sóc, phục hồi cho bệnh nhân đòi hỏi họ phải vô cùng cẩn thận. Bởi chỉ cần một sai sót nhỏ có thể dẫn đến nguy hiểm cho người bệnh. Bởi vậy nên nếu bạn là người cẩu thả, làm việc không có nguyên tắc thì chắc chắn công việc này không dành cho bạn   - Biết cách xử lý: Làm việc ở bệnh viện với công việc đã được sắp xếp theo quy định, tuy nhiên có những lúc xảy ra nhiều tình huống mà không ai lường trước được, vid dụ như người nhà bệnh nhân làm loạn,… Lúc này đòi hỏi người y tá phải thật khéo léo, ứng xử hài hòa để mọi người có thể tốt đẹp hơn. Đồng thời những lúc bệnh nhân có chuyển biến xấu phải biết cách giữ ổn định cho họ trước khi bác sĩ tới   - Có khả năng giao tiếp tốt: Người y tá thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà của họ nên cần phải có khả năng giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin được tốt nhất. Đồng thời động viên tinh thần người bệnh để họ vượt qua nỗi đau   - Lòng yêu nghề: Người y tá phải làm việc rất vất vả, thậm chí nhiều khi còn bị điều động gấp đối với những trường hợp đột xuất. Bởi vậy, nếu không yêu nghề, không muốn gắn bó, cống hiến cho sự nghiệp y tế thì chắc chắn bạn sẽ không trụ được lâu đâu   - Có đạo đức: Người ta thường nói: “lương y như từ mẫu” không chỉ cứu người, những người y tá còn phải hết lòng giúp bệnh nhân vượt qua nỗi đau về thể xác cũng như tinh thần. Một người làm trong ngành y tế, biết coi trọng tính mạng, sức khỏe của bệnh nhân thì chính là coi trọng bản thân mình. Như thế bạn mới được người khác kính nể, tôn sùng.   Bài viết của vieclamnhanh.net.vn trên đây của chúng tôi trên đây hy vọng sẽ giúp ích được một phần nào đó cho bạn hiểu hơn về ngành y tá và giải đáp câu hỏi: “muốn làm y tá thì học gì?” Từ đó định hướng bản thân, phát triển sự nghiệp, đi đúng đam mê của mình

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Cùng chúng tôi trả lời câu hỏi muốn làm y tá thì học gì?

#vieclamnhanhnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp giải đáp về vấn đề học công nghệ thông tin ra làm gì?

Trợ cấp thôi việc là gì và điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc!