Cẩm nang tổng hợp việc làm ngành ngôn ngữ học cho bạn!

Cẩm nang tổng hợp việc làm ngành ngôn ngữ học cho bạn!

1. Ngôn ngữ học là gì? Đối với nhiều người, nhắc đến ngành ngôn ngữ học là  nhắc đến việc học ngôn ngữ. Tuy nhiên, thực chất ngôn ngữ học không đơn giản như vậy. Bên cạnh việc phải học những thông tin liên quan về ngôn ngữ thì người học họ còn phải trau dồi nhiều kiến thức lí thuyết, khả năng ứng dụng, kĩ năng phân tích liên quan đến ngôn ngữ nói chung. Ngành ngôn ngữ học nghiên cứu ngôn ngữ rất rộng không chỉ trong tiếng Việt mà ngôn ngữ chung trên thế giới. Ngành ngôn ngữ rất thân thiện, và thực tế. Bởi lẽ nó gắn bó với mọi cuộc sống hằng ngày. Ngôn ngữ học là nghiên cứu khoa học của ngôn ngữ . Nó liên quan đến việc phân tích hình thức ngôn ngữ , ý nghĩa ngôn ngữ và ngôn ngữ trong ngữ cảnh . Ngôn ngữ học cũng chính là việc nghiên cứu về ngôn ngữ - cách kết hợp và hoạt động của nó. Các khối xây dựng khác nhau với các loại và kích cỡ khác nhau được kết hợp để tạo thành một ngôn ngữ. Âm thanh được kết hợp với nhau và đôi khi khi điều này xảy ra, chúng thay đổi hình thức và làm những điều thú vị. Các từ được sắp xếp theo một thứ tự nhất định, và đôi khi sự bắt đầu và kết thúc của các từ được thay đổi để điều chỉnh nghĩa. Sau đó, ý nghĩa của chính nó có thể bị ảnh hưởng bởi sự sắp xếp các từ và bởi kiến ​​thức của người nói về những gì người nghe sẽ hiểu. Ngôn ngữ học là nghiên cứu của tất cả những điều này. Có nhiều nhánh ngôn ngữ học được đặt tên riêng, một số được mô tả dưới đây. Các nhà ngôn ngữ học là những người nghiên cứu ngôn ngữ học. Theo truyền thống, các nhà ngôn ngữ học phân tích ngôn ngữ của con người bằng cách quan sát sự tương tác giữa âm thanh và ý nghĩa . Ngữ âm học là nghiên cứu về âm thanh lời nói và âm thanh không nói, và đi sâu vào các tính chất âm học và phát âm của chúng. Nghiên cứu về ý nghĩa ngôn ngữ , mặt khác, liên quan đến cách ngôn ngữ mã hóa quan hệ giữa các thực thể, tính chất và các khía cạnh khác của thế giới để truyền đạt, xử lý và gán nghĩa, cũng như quản lý và giải quyết sự mơ hồ. Trong khi nghiên cứu về ngữ nghĩa thường quan tâm đến điều kiện thực , hiện thực liên quan đến cách bối cảnh tình huống ảnh hưởng đến việc sản xuất ý nghĩa. 2. Ngành ngôn ngữ học ra làm gì? Bạn sẽ có một tương lai nghề nghiệp tương đối rộng mở nếu bạn học ngôn ngữ học ra. Sau khi học ngành này, bạn có thể làm một số công việc tiêu biểu sau: Nghiên cứu viên: Nghiên cứu viên là những người làm việc trong các cơ quan nghiên cứu, các viện ngôn ngữ học. Họ thực hiện công việc nghiên cứu phát triển ngôn ngữ, biên soạn từ điển và sách giáo khoa, nghiên cứu và phát triển ngôn ngữ Việt Nam, văn hóa các dân tộc thiểu số. Khi trở thành nghiên cứu viên, bạn có thể làm việc tại một số cơ quan, viện nghiên cứu như Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển và Bách khoa thư, Phân viện KHXH ở Tp. Hồ Chí Minh, Viện Cơ yếu, Viện Đông Nam Á Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam, … Giảng viên ngôn ngữ học: Bất kì ngành nghề nào cũng đều cần người hướng dẫn, người nghiên cứu và chỉ dạy cho thế hệ sau. Và ngôn ngữ học cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Nếu bạn giỏi và đam mê với công việc giảng cơ hội trở thành giảng viên ngôn ngữ học sẽ rất rộng mở với bạn. Khi trở thành giảng viên ngôn ngữ này, bạn sẽ làm việc tại những trường đại học có các khoa sau đây: Khoa Ngôn ngữ học, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trung tâm Ứng dụng Ngôn ngữ học – Khoa Ngôn ngữ học, Viện Việt Nam học và phát triển, Khoa Ngữ Văn, Khoa Việt Nam học, Khoa tiếng Việt và văn hoá Việt Nam, các trung tâm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài… của các trường đại học, cao đẳng và các Viện nghiên cứu trong cả nước. Bên cạnh công việc chính là giảng viên đại học, bạn cũng có thể trở thành giáo viên dạy tiểu học, dạy văn, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Tuy nhiên, bạn sẽ phải học thêm lớp nghiệp vụ sư phạm để làm trái ngành với công việc này. Nhà báo, biên tập viên: Học ngôn ngữ học cũng có thể trở thành nhà báo, nhà biên tập viên, biên tập xuất bản của các báo điện tử, báo truyền hình, báo giấy, … Công việc chính của những biên tập viên này đó là biên tập nội dung xuất bản báo cho các tòa soạn, viết báo cho tòa soạn ấy hoặc làm việc tại các đài phát thanh truyền hình. Họ cũng chính là những người đem lại sự hoàn hảo từ nội dung đến hình ảnh cho những ấn phẩm báo chí. Các cơ quan tuyển dụng nhà báo, biên tập viên khá đa dạng, đó là các báo online, báo truyền hình, …  các nhà xuất bản như NXB Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, … Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã hiểu và nắm rõ những công việc mà ngành ngôn ngữ học có thể làm. Từ đó, có những lựa chọn chính xác cho mình. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Cẩm nang tổng hợp việc làm ngành ngôn ngữ học cho bạn!

#vieclamnhanhnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp giải đáp về vấn đề học công nghệ thông tin ra làm gì?

Trợ cấp thôi việc là gì và điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc!

Cùng chúng tôi trả lời câu hỏi muốn làm y tá thì học gì?