Tư duy sáng tạo là gì? Cách rèn luyện tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là gì? Cách rèn luyện tư duy sáng tạo

1.  Định nghĩa về tư duy sáng tạo Định nghĩa: Tư duy sáng tạo là sự nghiên cứu một lĩnh vực mới, nhằm tìm ra những phương án hay, những biện pháp tiên tiên, thích hợp để kích hoạt sáng tạo, và tăng khả năng tư duy cuả các cá nhân hay của tập thể, cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay một lĩnh vực. 2.  Những yếu tố chính trong tư duy sáng tạo 2.1.  Đặc trưng của người tư duy sáng tạo - Khả năng nhìn nhận và xem xét đối tượng dưới nhiều khía cạnh khác nhau, có cái nhìn toàn diện đa chiều về một vấn đề. - Người có tư duy sáng tạo là người cùng một sự vật sự việc nhưng họ có cách giải quyết trên nhiều góc độ, họ nghĩ ra nhiều tình huống có thể xảy ra. - Tối ưu cách giải quyết, chọn lọc cách tốt nhất là những điểm chung mà người tư duy sáng tạo có.- Đặc biệt người tuy duy sáng tạo là người rất độc đáo, họ thường có những hướng đi khác lạ đa số những người còn lại nhưng lại mang lại kết quả tốt hơn rất nhiều số đông. - Khả năng liên kết liên tưởng các tình huống, Khả năng tìm ra những giải pháp lạ tuy đã biết những giải pháp khác. Ngoài ra họ còn có nhiều yếu tố khác như là khả năng lập kế hoạch, phát triển ý tưởng, kiểm tra và chứng minh ý tưởng,  phối hợp giữa các ý nghĩ và hành động, 2.2. Các cấp độ tư duy này được khái quát như sau. Cấp độ của những người có tư duy sáng tạo là: Đầu tiên là nhớ (Remembering) hai là hiểu (Understanding) ba là vận dụng (Applying), phân tích (Analyzing) để đánh giá (Evaluating) và cuối cùng là  sáng tạo (Creating). Nhớ: Có thể nói nhớ là cấp độ đầu tiên mà người tư duy sáng tạo phải có, họ nhớ một cách có khoa học, không máy móc, người có tuy duy sáng tạo sẽ có các nhớ rất đặc biệt mọi thông tin . Hiểu: Ở cấp độ nhận thức này cần nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện qua khả năng diễn giải, suy diễn giải thích một định luật dưới cách hiểu của bản thân mình. Ứng dụng: có thể áp dụng vần dụng thông tin mình biết vào một tình huống, một điều kiện một tình huống mới, người tư duy sáng tạo là người có những áp dụng các công thức, các định lí để giải một bài toán. Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này bao gồm: vận dụng, áp dụng, tính toán, chứng minh, giải thích, xây dựng… Phân tích: Có thể chia các nội dung, phân tích thông tin, các thông tin thành những phần nhỏ để có thể chỉ ra các yếu tố, các mối liên hệ, các yếu tố liên quan đến sự vật sự việc, các nguyên tắc cấu trúc của chúng. Đánh giá:Có thể đưa ra nhận định, người sáng tạo là người đánh giá được sự vật sự việc, phán quyết đối với một vấn đề dựa trên các chuẩn mực, các tiêu chí đã có. Sáng tạo: Đạt được cấp độ nhận thức cao nhất này có thể tạo ra cái mới thiết lập những công thức, cách làm mới, xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có. 3.  Nguyên nhân, Rào cản đối với tư duy sáng tạo Sư sáng tạo, khả năng tư duy của con người là vô hạn, nhưng không phải ai cũng sử dụng hết được các ý tưởng sáng tạo ấy vào trong cuộc sống, vì rất nhiều lý do mà con người ta lười sáng tạo, lười áp dụng những cái mới, chính những điều đó vô cùng quan trọng nó đã trở thành rào cản cho sự tư duy sáng tạo, dưới đây là những nguyên nhân làm cho tư duy sáng tạo của con người bị cản trở. Lối mòn tư duy: Cái tôi của mỗi chúng ta rất lớn, càng trưởng thành, con người càng có nhiều định kiến về mọi thứ, có những cái nhìn theo lối cũ. Chính chúng đã làm cho tuy duy sáng tạo của mỗi người bị cản trở, chính lỗi mòn tư duy làm cho chúng ta ỳ suy nghĩ, sáng tạo, làm cho cuộc sống không phát triển và hiện đại hóa được. Tin vào kinh nghiệm: Khi thực hiện một kế hoạch hay quyết định một vấn đề gì đó, người ta hay tin vào kinh nghiệm của mình, vì những hiện tượng đó đã lập đi lập lại và họ quyết định theo kinh nghiệm mà không cần suy nghĩ đắn đo một phương pháp khác, chính sự tự tin vào kinh nghiệm đã làm họ mất đi tính sáng tạo, kinh nghiệm không sai nhưng nó chưa chắc đã là cái tốt nhất, Hay nhìn nhận sự vật sự việc một cách đa chiều để có những quyết định mang lại hiệu quả nhất.  Sợ thất bại: Phần đa những người sợ thất bại là những người không có tư duy sáng tạo, những người sợ thử cái mới, vì đa phần tư duy sáng tạo là tìm ra phương pháp mới để thử nghiệm nếu bạn là người sợ thất bại thì chắc chắn bạn sẽ không phải là người có tư duy sáng tạo, những người này là chịu thua trước khi ra trận, vì không dám thử. Thực chất thì con người ai cũng có tư duy sáng tạo nhưng bạn có phải là người dám thử và thực hiện nó không mới là điều quan trọng, chính vì vậy nếu bạn muốn tư duy sáng tạo phải tự tin thử những cái mới, chắc chắn bạn cũng sẽ thành công. Sợ bị chê cười: Thường thì con người ta thích làm theo số đông, ít ai thích mình khách lạ đấy là tâm lý chung, nhưng để thành công và có những phát minh sáng tạo thì bạn phải có những suy nghĩ khác số đông, thì bạn mới có kết quả khác họ được, Bạn đừng sợ họ chê cười vì cười người hôm trước hôm sau người cười, đừng quan tâm đến họ, hãy quan tâm đến việc bạn làm và kết quả bạn sẽ nhận được nó giúp ích cho bạn nhiều hơn.  Không muốn chấp nhận những ý tưởng khác thường: Nhiều người nghĩ tư suy, lười suy nghĩ chỉ thích làm theo hướng của người khác, chỉ theo đuổi những ý tưởng cũ, khi đưa ra ý tưởng mới thì không tư duy để tìm ra những sáng kiến, những người có tư duy sáng tạo là những người dám vượt qua quy tắc, chuẩn mực sẵn có trước đó. Chấp nhận sự sẵn có: đó là khi con người ta chỉ muốn đi theo lối mòn đã được người trước để lại, làm theo những hướng dẫn đó mà quên đi sáng tạo, quên đi việc bản thân phải tìm ra những phương hướng mới cho công việc của mình để có kết quả tốt hơn, nó thực sự là điều làm cho tư duy sáng tạo của con người bị cản trở,  nếu có tư tưởng chấn nhận sự có sẵn thì khó có thể có những sáng tạo mang tầm vĩ mô trong cuộc sống và trong công việc. 4.  Phương pháp thúc đẩy tư duy sáng tạo Có rất nhiều phương pháp thúc đẩy tư duy sáng tạo của một người dưới đây là một số gợi ý cho các bạn tham khảo. Đầu tiên, hãy tư duy: Yếu tố đầu tiên là phải suy nghĩ và khẳng định với chính bản thân mình là hãy tư duy, bất kì ai cũng có khả năng tư duy vậy nên hãy tư duy nếu có cơ hội, bạn đừng cứ ngồi ý chờ đợi mọi việc sẽ có cách giải quyết, hãy suy nghĩ đến những cách giải quyết mà bạn nghĩ ra, hãy nghĩ ra cách để bạn giải quyết được công việc một cách cao nhất, đó chính là tư duy sáng tạo. Biết cách cân bằng giữa thực tế và lý tưởng việc làm này cũng rất hữu ích, vì những tư duy sáng tạo của bạn phải được áp dụng vào thực tế, có khả thi thì đó mới được gọi là một tư duy sáng tạo, việc cân bằng giữa thực tế và lý tưởng sẽ giúp tư duy của bạn trong khuôn khổ, ý tưởng phải đi liền với thực tế thì mới giúp ích được cho cuộc sống, vì vậy mọi sáng tạo đều phải đi liền với thực tế thì mới khả thi và có thể thực hiện được. Sức mạnh của trải nghiệm và những mối quan hệ : Việc sáng tạo không xa rời thực tế là điều hiển nhiên, nhưng bạn cũng không thể quá khô khan, theo với suy nghĩ thực tế hàng ngày, như vậy sẽ kìm hãm việc tư duy sáng tạo của bạn, hay dành nhiều thời gian để giao lưu học hỏi, đi nhiều để học được nhiều và có nhiều trải nghiệm cho cuộc sống và  phát minh ra những tư duy sáng tạo mới Think out of the box: Việc bạn cứ mãi làm theo lối mòn, không có sự thay đổi sáng tạo trong làm việc thì tư duy sáng tạo của bạn ngày một chết dần theo thời gian. Hãy dám thử thách bản thân mình, thử những cái mới, suy nghĩ cách làm mới để cuộc sống thú vị hơn. Việc ban làm theo cái mới, có thể sẽ tối tệ hơn, hoặc kết qua sẽ không được như mong muốn, nhưng đó là phương pháp giúp tư duy của bạn hoạt động, làm việc. Dám thử dám làm đó là cách tốt nhất để rèn luyện tư duy Đừng quá lo lắng về những thông tin tiêu cực, cuộc sống công việc gặp khó khăn là chuyện hết sức bình thường, nó cho thấy mọi thứ đang đi đúng quy luật vậy nên bạn đừng quá băn khoăn lo lắng, bởi lo lắng không giải quyết được vấn đề, mà nó chỉ làm cho tư duy sáng tạo của bạn trở nên xấu đi, chính vì vậy hãy bình tĩnh thoải mái để có những quyết định sáng suốt nhất, có những sáng tạo tư duy cho công việc của mình. Dám dấn thân và không sợ rủi ro: những người không sợ khó, không sợ khổ là những người hay nghĩ ra những sáng tạo, tư duy tốt, người dám dấn thân vào khó khăn, không sợ rủi ro, trong những lúc khó khăn đó con người ta mới sáng tạo ra được nhiều điều mới lạ, khi bạn đã dám dấn thân vào đồng nghĩa với việc bạn dám thực hiện thử thách, chính những cái đó đã tô luyện cho ý chị của bạn, sự sáng tạo và tư duy trong làm việc của bạn, chắc chắn người không sợ rủi ro là những người sẽ làm nên được sự nghiệp, làm nên được những sáng tạo, tư duy hữu ích

Coi nguyên bài viết ở: Tư duy sáng tạo là gì? Cách rèn luyện tư duy sáng tạo

#vieclamnhanhnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp giải đáp về vấn đề học công nghệ thông tin ra làm gì?

Trợ cấp thôi việc là gì và điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc!

Cùng chúng tôi trả lời câu hỏi muốn làm y tá thì học gì?