Tinh thần khởi nghiệp là gì, các tấm gương khởi nghiệp thành công

Tinh thần khởi nghiệp là gì, các tấm gương khởi nghiệp thành công

1. Tinh thần khởi nghiệp là gì, các yếu tố khởi nghiệp? 1.1. Tổng quan tinh thần khởi nghiệp là gì? Tinh thần khởi nghiệp hay khởi nghiệp là gì là câu hỏi mà nhiều người muốn lập nghiệp rất quan tâm. Thực chất tinh thần khởi nghiệp chính là việc dấn thân theo đuổi những cơ hội khởi nghiệp mới. Yếu tố này thường nghiêng về tinh thần cảm xúc, chúng hình thành nên động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.  Theo các nhà nghiên cứu, doanh nhân trẻ thành đạt có tinh thần khởi nghiệp sẽ có hoài bão lớn vượt qua số phận. Họ là những người dám chấp nhận rủi ro, thử thách và có tinh thần chiến đấu với sự sáng tạo. Học cũng là những người chịu trách nhiệm về những thua lỗ vật chất cũng như tinh thần một khi khởi nghiệp thất bại. 1.2. Yếu tố cốt lõi của tinh thần khởi nghiệp Những yếu tố cốt lõi của khởi nghiệp thành công bao gồm: Nắm bắt chính xác cơ hội kinh doanh, ý tưởng đổi mới - sáng tạo - chấp nhận rủi ro.  Do đó, đặc trưng trong tinh thần khởi nghiệp là: có hoài bão khởi nghiệp, dám làm dám chịu, có nhiều ý tưởng sáng tạo và giải quyết vấn đề, chấp nhận rủi ro, có đạo đức kinh doanh. Động cơ chính của con đường khởi nghiệp chính là muốn khẳng định bản thân. Đồng thời người tham gia khởi nghiệp từ đâu muốn đóng góp lợi ích cho xã hội, các động cơ như sự giàu có và tiền chỉ là thứ yếu. Hiện nay có hình thức doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây là các doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân viên có tinh thần làm việc, sự  nhiệt huyết, sáng tạo và hành động không ngừng nghỉ cho sự phát triển doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này thường đặt tinh thần khởi nghiệp làm cốt lõi cho sự thành công. Chẳng hạn như  Vingroup thay đổi slogan của họ thành “ mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”, đây là một trong những tập đoàn thành công nhất Việt Nam. 2. Thực trạng tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay 2.1. Tinh thần khởi nghiệp theo nhóm tuổi tại Việt Nam Trong phiên họp thường kỳ tháng 9 của Chính phủ năm 2018 đã đưa ra nhận định số lượng bạn trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam dẫn đầu thế giới với “92% giới trẻ khi được hỏi sẽ cân nhắc khởi nghiệp; có tới 88% sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu gặp khó khăn khi khởi nghiệp so với trung bình thế giới ở mức 47%”.  Báo cáo cũng chỉ rõ rằng các nhóm tuổi khác nhau và có trình độ học vấn đề có tinh thần khởi nghiệp. Tuy nhiên thái độ của người lớn tuổi lại tích cực hơn hẳn so với nhóm người trẻ.  Theo khảo sát, nhóm người trong độ tuổi từ 35-49 có nhu cầu kinh doanh riêng cao hơn. Họ nắm được kiến thức khởi nghiệp lớn hơn so với những tuổi khác. Điểm đặc biệt là nhóm người trên 50 tuổi có tinh thần khởi nghiệp cao hơn hẳn, tự tin hơn so với các nhóm tuổi khác. Trong khi đó, người trẻ thường băn khoăn khởi nghiệp như thế nào, bắt đầu từ đâu trong tình hình kinh tế hiện nay. Cả nam và nữ giới đều giữ tinh thần khởi nghiệp cao nhưng tỷ lệ sẵn sàng thường nghiêng về nam giới nhiều hơn.  2.2. Thị trường đầu tư cho khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay Tại Việt Nam hiện có khoảng hơn 40 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động với những  tên tuổi lớn như CyberAgent Ventures, Captii Ventures, IDG Ventures, Gobi Partners, 500 Startups...  Hiện nay, Việt Nam đã có khoảng 3.000 doanh nghiệp có quy mô khởi nghiệp sáng tạo với 900 dự án khởi nghiệp, 300 sản phẩm khởi nghiệp tới cộng đồng cũng như các  quỹ đầu tư. Dưới thời đại công nghệ hiện nay, nhiều người không còn thắc mắc lập nghiệp từ đâu hay thế nào là khởi nghiệp. Nhiều nhà đầu tư đã tham gia đầu tư cho giới trẻ với việc thành lập nhiều CLB, mạng lưới đầu tư khởi nghiệp gồm VIC Impact, iAngel,  Hatch! Angel Network, hay Angel4us. Tuy nhiên việc tìm nhà đầu tư cho ý tưởng kinh doanh  là không dễ dàng và rào cản lớn nhất đối với các startup Việt vẫn là câu chuyện về "vốn".Việt Nam hiện vẫn đang thực hiện công tác gọi vốn trong khi các nước như Indonesia, Malaysia, Singapore hiện có nhiều chính sách hỗ trợ gọi vốn tốt hơn. Do đó, khả năng gọi vốn của startup tại các nước đó tốt hơn. Ngoài ra, việc thiếu kiến thức khởi nghiệp, chưa nắm được các bước khởi nghiệp của người trẻ cũng rất khó khăn. Các thủ tục hành chính, giải ngân còn lâu và chỉ ai đầu tư thực sự nhẫn nại mới có thể đầu tư ở Việt Nam. Thông thường thủ tục khởi nghiệp ở Việt Nam mất ít nhất từ 4-6 tháng mới nhận được vốn từ các quỹ ngoại. Do đó, nhiều nhà đầu tư thường lựa chọn Singapore để thành lập startup", gây ra tình trạng "chảy máu" startup Việt ra nước ngoài. Chẳng hạn, mạng xã hội Lozi về địa điểm ăn uống và nhà hàng được người trẻ Việt huy động vốn lên tới 5 triệu USD  nhưng Lozi không được đăng ký thành lập tại Việt Nam mà là tại Singapore. 3. Những câu chuyện khởi nghiệp thành công của giới trẻ Việt Nam 3.1. Câu chuyện Startup làm tay chân giả Trịnh Khánh Hạ và những người cộng sự đã thực hiện khởi nghiệp tại Việt Nam vô cùng thành công với dự án sử dụng in 3D cho dự án sản xuất module chân tay giả giá rẻ. Điều này đã hỗ trợ đi lại và các vấn đề trong cuộc sống cho người khuyết tật trên cả nước.  Theo thống kê, Việt Nam có tới 8 triệu người khuyết tật, trong đó có tới 40% những người khuyết tật thất nghiệp. Doanh nhân Trịnh Khánh Hạ và cộng sự đã sản xuất tay chân giả cho người khuyết tật. Sản phẩm này có gắn các cảm biến để họ có thể thực hiện những thao tác đơn giản như cầm nắm chỉ trong vòng 2 tuần. Hiện nay giá của sản phẩm này Giá của sản phẩm này chỉ bằng 1/5 các sản phẩm có chức năng tương tự. Doanh nhân trẻ thành đạt này đã giành giải cao nhất cho cuộc thi Doanh nhân cộng đồng - Blue Venture Award tại Việt Nam. Ngoài ra, Khánh Hạ và các cộng sự còn vinh dự được tham gia vòng thi “The Venture” quốc tế với quy chế tổng giải thưởng 1 triệu USD. 3.2. 8X lập nghiệp từ mở nhà vườn, lãi 20 triệu/tháng Anh Trần Mạnh Thắng đã có cả vườn lan quý hiếm với doanh thu trung bình  15-20 triệu/ tháng. Vốn đam mê hoa lan, anh đã tìm những loài lan rừng quý hiếm. Từ việc trồng để làm đẹp không gian, hiện nay anh đã sở hữu 2 vườn lan 2.200m2 với 6.000 giỏ lan của hơn 50 loài khác nhau.  3.3. 9X khởi nghiệp thành công từ trồng atiso Chỉ với việc chế các sản phẩm thuốc sinh hoạt từ rượu, tỏi, ớt mà anh Trần Minh Tuấn ở Lâm Đồng đã thu lợi hàng trăm triệu đồng với dự án trồng atiso của gia đình. Từng học Đại học Yersin tại Đà Lạt, làm bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh nhưng tới đầu năm 2018, anh Tuấn đã trở về Đà Lạt  và thực hiện lập nghiệp trên mảnh đất quê hương. Với diện tích 4.000m2 đất, anh đã biến chúng thành “thánh địa” atiso. Khi thu hoạch, anh sẽ bán cho thương lái, phần còn lại gia đình anh sẽ đưa ra chợ bán cho khách du lịch. Đồng thời anh cũng tích cực rao bán thông qua fanpage của mình thông qua khách du lịch tới chụp hình và mua hoa tại vườn.  Trong thời gian thu hoạch hoa, anh sẽ tỉa lá cây để làm trà. Anh sử dụng loại thuốc sinh học trừ sâu bệnh rất đơn giản do anh tìm tòi, chế biến từ tỏi, gừng ớt và rượu. Atiso được trồng quanh năm nên mỗi năm, 9X có thu nhập vô cùng ổn định.   Trên đây là những thông tin về tinh thần khởi nghiệp là gì và tìm hiểu con đường khởi nghiệp của các doanh nhân. Hy vọng bạn đã có thêm cho mình những động lực để bắt đầu khởi nghiệp cho tương lai!

Đọc nguyên bài viết tại: Tinh thần khởi nghiệp là gì, các tấm gương khởi nghiệp thành công

#vieclamnhanhnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp giải đáp về vấn đề học công nghệ thông tin ra làm gì?

Trợ cấp thôi việc là gì và điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc!

Cùng chúng tôi trả lời câu hỏi muốn làm y tá thì học gì?