Trình độ văn hóa là gì? Cách ghi trình độ văn hóa chính xác nhất

Trình độ văn hóa là gì? Cách ghi trình độ văn hóa chính xác nhất

1. Trình độ văn hóa là gì? Trình độ văn hóa là gì? Trước hết, để đi sâu vào khái niệm “trình độ văn hóa là gì?”, các bạn cần nắm rõ về khái niệm văn hóa. Văn hóa là tất cả những giá trị vât chất và tinh thần do con nguời tạo nên trong suốt quá trình lịch sử dày đặc của dân tộc. Văn hóa đại diện và biểu thị cho mức sống của con người và mức độ xã hội đạt được trên các khía cạnh giáo dục, khoa học – công nghệ, nghệ thuật, văn học, triết học, đạo đức,… Văn hóa nhìn chung là thước đo để đánh giá vẻ đẹp chuẩn mực của con người, vì vậy, không có bất kì một thứ nào có thể đong đếm được văn hóa cả cũng như không có khái niệm chính xác về trình độ văn hóa của một con người. Tuy nhiên, tại các buổi phỏng vấn, ứng viên tham gia dự tuyển cần phải mang theo sơ yếu lí lịch, tức giấy tờ khai báo thông tin cá nhân và trong đó, có một mục được đề là trình độ văn hóa. Tại đây, trình độ văn hóa được yêu cầu hay được hiểu chung chính là trình độ học vấn của ứng viên, có nghĩa là các cấp bậc giáo dục trong hệ thống phổ cập giáo dục chung của cả nước mà ứng viên đã trải qua và đạt được. 2. Hướng dẫn cách ghi hiệu quả và chính xác trình độ văn hóa trong sơ yếu lí lịch 2.1. Trình độ văn hóa Hướng dẫn cách ghi hiệu quả và chính xác trình độ văn hóa trong sơ yếu lí lịch Trình độ văn hóa có thể đối với nhiều ứng viên là vướng mắc và không biết cách ghi thế nào cho chính xác và hiệu quả nhất trong sơ yếu lí lich. Ngoài ra, trình độ văn hóa còn xuất hiện trên các giấy tờ tùy thân khác hay các loại văn bản hành chính bắt buộc người điền phải khai báo, thì các bạn cũng cần phải lưu ý vấn đề này. Mức độ trình độ văn hóa trong sơ yếu lí lịch nhìn chung được đánh giá thông qua các cấp bậc giáo dục mà ứng viên đã trải qua và đạt được. Thông thường, sẽ có phổ biến 2 loại trình độ văn hóa nhất định như sau: Trình độ văn hóa 12/12 (trước kia là 10/10 với hệ 10) Trình độ văn hóa 9/10 (trước kia là 7/10 với hệ 10) Trong trường hợp ứng viên trải qua các hệ giáo dục hay chương trình đào tạo riêng thì bạn cũng cần phải ghi rõ ràng, cụ thể vào. Nhìn chung, có 2 cách viết phổ thông về trình độ văn hóa dành cho các ứng viên: Viết theo kiểu 12/12,… Viết theo kiểu cấp 3, đại học,… Tuy nhiên, cách thức viết chữ số như 12/12 vẫn được áp dụng phổ biến và rộng rãi hơn cả đối với hầu hết các doanh nghiệp tuyển dụng hiện nay. 2.2. Các mục khác Đối với sơ yếu lí lịch hay bất kì các loại giấy tờ, văn bản hành chính nào, trình độ văn hóa không phải mục duy nhất các nhà tuyển dụng quan tâm mà bên cạnh đó, còn có rất nhiều các mục thông tin khác cần được lưu ý tới: Họ tên: ứng viên cần ghi rõ họ và tên, viết in hoa cho rõ nét và trùng với họ tên trên chứng minh nhân dân (CMND) và số hộ khẩu. Giới tính: phân biệt rõ ràng Nam và Nữ, ứng viên phải viết nam nếu là nam, viết nữ nếu là nữ, tránh các trường hợp gạch chân hay gạch chéo mất tính chuyên nghiệp. Ngày tháng năm sinh: ghi cụ thể, chính xác và kèm theo chữ số “0” đằng trước nếu ngày tháng sinh là 1 chữ số. Ví dụ: 01/01/1999 Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: cung cấp thông tin cụ thể và chính xác theo sổ hộ khẩu và CMND Chỗ ở hiện tại: cung cấp thông tin nơi ở hiện tại của ứng viên Bí danh (nếu có): tên riêng hoặc bí danh của bạn, nếu không có thì bỏ trống hoặc ghi “không” Dân tộc: viết tên các nhóm dân tộc của cả nước Nơi sinh: quê quán ghi trên CMND hoặc sổ hộ khẩu Tôn giáo (nếu có): tên các nhóm tôn giáo được công nhận trên thế giới Thành phần gia đình: theo quy định của pháp luật (nông dân/công nhân/viên chức/địa chủ/…) Thành phần gia đình hiện nay: theo quy định của pháp luật (nhân viên/công chức/công nhân/binh sĩ/…) Trình độ văn hóa: 12/12… 3. Cách tìm ứng viên có trình độ văn hóa phù hợp với công việc 3.1. Nhóm các ứng viên có trình độ văn hóa giống nhau Những ứng viên có trình độ văn hóa giống nhau nên được xếp thành một nhóm và đồng thời trải qua cùng buổi phỏng vấn để các nhà tuyển dụng dễ dàng nhận thấy được những ứng viên nào tốt hơn, có phong thái ứng xử tế nhị và phù hợp hơn. Ngoài ra, việc nhóm các ứng viên có trình độ văn hóa tương đương nhau sẽ tạo sự công bằng cho ứng viên cũng như tạo tâm thế thoải mái, tự tin khi được đứng cạnh những người có chung bằng cấp, địa vị và cùng một khởi đầu xuất phát như nhau. 3.2. Sử dụng các câu hỏi phỏng vấn mở Các nhà tuyển dụng có thể sử dụng thêm các câu hỏi mở để chọn lọc ứng viên có trình độ văn hóa sâu hơn. Việc sử dụng các câu hỏi mở sẽ giúp các nhà tuyển dụng biết được các thông tin khác như trình độ chuyên môn, kiến thức và sự hiểu biết của ứng viên đó, đồng thời tạo cơ hội cho ứng viên thể hiện bản thân một cách tự tin và chủ động. 3.3. Chú tâm tới tương tác của ứng viên Các nhà tuyển dụng cũng cần phải chú tâm tới tương tác của ứng viên để đánh giá được tính cách và trình độ văn hóa có phù hợp với công việc hiện tại hay không. 3.4. Giới thiệu văn hóa doanh nghiệp Giới thiệu văn hóa doanh nghiệp cho ứng viên nghe và biết chính là cách tạo điểm chung, tạo sự đồng điệu giữa họ và bản thân doanh nghiệp của bạn, đưa ra các yếu tố mà doanh nghiệp bạn cần xem họ có đáp ứng được không và ngược lại. Có điểm chung mới dễ dàng làm việc và hoạt động hiệu quả được. 4. Một số lưu ý về trình độ văn hóa trong các bản sơ yếu lí lịch mà ứng viên cần quan tâm Một số lưu ý về trình độ văn hóa trong các bản sơ yếu lí lịch mà ứng viên cần quan tâm Nhiều bạn cho rằng sau khi tốt nghiệp thì vấn đề trình độ văn hóa sẽ không được đề cập đến nữa. Nhưng không, nó sẽ gắn bó với bạn trong rất nhiều các văn bản hành chính và sơ yếu lí lich. Vì vây, các bạn cũng cần lưu tâm tới nó. Nếu bạn đã học xong đại học thì trình độ văn hóa của bạn sẽ được khai báo là 12/12 và các trường hợp khác cũng tương tự. Nếu bạn tự chuẩn bị sơ yếu lí lịch thì có thể thêm một mục nhỏ nữa là trình độ chuyên môn là cử nhân ngành nào hoặc thạc sĩ ngành nào,… Tóm lược chung là cấp bậc đi kèm ngành học. Điều này giúp cho sơ yếu lí lịch của bạn thêm phần cụ thể và gây ấn tượng được với nhà tuyển dụng. Các ứng viên sau khi khai báo bất kì thông tin gì xong cũng cần phải đối chiếu lại với sổ hộ khẩu và CMND cũng như các giấy tờ kèm theo khác như bằng cấp, chứng chỉ,… để đảm bảo sự chính xác và trung thực nhất có thể. Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về Trình độ văn hóa là gì? Cách ghi trình độ văn hóa chính xác nhất mà các bạn ứng viên cần quan tâm tới. Chúc các bạn thành công và sớm tìm được công việc ưng ý phù hợp với bản thân!

Xem bài nguyên mẫu tại: Trình độ văn hóa là gì? Cách ghi trình độ văn hóa chính xác nhất

#vieclamnhanhnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp giải đáp về vấn đề học công nghệ thông tin ra làm gì?

Trợ cấp thôi việc là gì và điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc!

Cùng chúng tôi trả lời câu hỏi muốn làm y tá thì học gì?