Vị trí việc làm là gì - định hướng cho công việc tương lai

1. Vị trí việc làm là gì? 1.1. Vị trí việc làm là gì? Theo nghĩa hiểu thông thường, vị trí việc làm là công việc hoặc chức vụ mà bạn đảm nhận trong quá trình làm việc tại một đơn vị sự nghiệp, công ty doanh nghiệp nào đó, thường gắn với chuyên môn và được lặp đi lặp lại, có tính ổn định lâu dài. Vị trí việc làm thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của người đảm nhiệm đối với cơ quan tổ chức. Trong đó, mỗi vị trí việc làm luôn ứng với 1 người lao động hoặc một nhóm người có cùng vị trí trong thực tế. Nhưng với nhóm người kèm theo đó sẽ là những yêu cầu, tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá riêng đối với từng người và công việc nhiệm vụ được giao. Vị trí làm việc cũng là một trong những phương thức quản lý, sử dụng nguồn nhân lực được sử dụng trong cả khu vực công và khu vực tư. Với khu vực công, vị trí việc làm gắn với nơi làm việc lại cho ra những các hiểu khác nhau. Vấn đề này cũng được các văn bản quy định. Từ việc xác định vai trò, khối lượng công việc của vị trí sẽ là căn cứ xác định xác định số lượng người làm việc cho vị trí đó, cơ cấu lao động trong cơ quan để tiến hành sắp xếp nhân lực, thực hiện việc tuyển dụng khi cần thiết. Công chức làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức hành chính của Đảng và Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội thì vị trí việc làm là công việc găn với chức vụ, chức danh, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong hệ thống nội bộ cơ quan hoặc luân chuyển trong ngạch. Định nghĩa này được quy định hóa với khoản 3 điều 7 của Luật Cán bộ, công chức. Viên chức có vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng trong các đơn vị sự nghiệp công lập: chức năng, nhiệm cụ, quyền hạn và phạm vi/ lĩnh vực hoạt động. Đây là cơ sở xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, điều động một cách hợp lý phù hợp với thế mạnh, khả năng của viên chức đó với hiệu quả công việc yêu cầu. Điều này cũng được quy định hóa, luật hóa tại khoản 1 điều 7 Luật Viên chức. Từ hai khái niệm được chuẩn hóa trên cũng có thể hiểu vị trí việc làm ở một khía cạnh khác là yếu tố cấu thành nên mô hình tổ chức. Từng vị trí có một hoặc vài người đảm nhận, nhiều vị trí tạo nên các phòng ban, bộ phận và từ đó hình thành nên tổ chức hoàn chỉnh. 1.2. Phân loại vị trí việc làm Vị trí việc làm trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị được chia thành các cấp bậc để dễ quản lý, thuận lợi cho việc cơ cấu hóa khi cần thiết. Tùy vào điều kiện hoạt động, mỗi đơn vị sẽ có các cách phân loại khác nhau để phù hợp với hoạt động. Sau đây là một số cách phân loại: - phân loại theo chức danh như vị trí lãnh đạo; vị trí thực hành, thực thi; vị trí hỗ trợ và phục vụ. - phân loại theo số lượng người đảm nhận vị trí: vị trí do một người đảm nhận, vị trí do một nhóm người đảm nhận, vị trí kiêm nhiệm. Thông thường một người sẽ đảm nhận một vị trí với công việc chuyên biệt. Tuy nhiên thực tế hiện nay thì một người có thể làm một vài công việc cùng một lúc, mặc dù các công việc đó có chuyên môn không liên quan đến nhau và đến vị trí đảm nhận. Nhưng do quá trình tinh giảm biên chế trong nhà nước cũng như nhu cầu sử dụng lao đông của mỗi công ty mà sắp sếp nhân lực đảm nhiệm nhiều công việc. 1.3. Vai trò của vị trí việc làm Vị trí việc làm có ý nghĩa hai chiều cả đối với người tuyển dụng và người lao động, bên cạnh đó còn có vai trò với người ứng tuyển và xin việc làm  Đối với người tuyển dụng thì vị trí việc làm là căn cứ để ứng tuyển và trả lương. Mỗi vị trí việc làm cụ thể có vai trò và tầm quan trọng khác nhau đối với tổ chức, cơ quan hay doanh nghiệp, công ty. Dựa vào điều này, nhà tuyển dụng sẽ xác định vị trí công việc đó cần bao nhiêu nhân lực làm việc để đem lại hiệu quả như mong muốn. Khối lượng công việc và giá trị tạo được từ vị trí sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng định giá, xác định lương cho vị trí từ đó đăng tin tuyển dụng và chiêu mộ nhân lực. Đồng thời xây dựng bộ máy hoạt động hiệu quả với sự tinh giản, gọn nhẹ, tránh chồng chéo. Điều này vừa mang lại lợi ích kinh tế khi trong việc trả lương cho người làm vừa giúp nâng cao sự chuyên môn hóa cho người lao động. Đối với người lao động thì vị trí việc làm thể hiện công việc và mức thu nhập của họ. Mục tiêu lớn nhất của việc đi làm là thu nhập để đảm bảo cuộc sống. Đối với người ứng tuyến thì vị trí việc làm là căn cứ để quyết định có nên nộp hồ xơ xin việc hay không. Vị trí đó có phù hợp với chuyên ngành, năng lực, sở thích của bạn, có đủ hấp dẫn với bạn để theo đuổi lâu dài và cũng như mối quan hệ giữa vị trí việc và mức lương có tương xứng với thời gian làm việc và công sức bỏ ra hay không. 2. Phương pháp xác định vị trí việc làm Phương pháp xác định vị trí việc làm là phương pháp tổng hợp được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa phân tích công việc thống kế với tiềm năng của tổ chức và thực trạng sử dụng lao động của tổ chức đó. 2.1. Phân tích công việc Phân tích công việc là một quá trình mang tính hệ thống nhằm thu thập, xử lý, diễn giải và tài liệu hóa các dữ liệu về công việc và những yêu cầu đối với công việc. Phân tích công việc là việc xác định những quyền hạn, trách nhiệm, kỹ năng theo yêu cầu của công việc và làm cơ sở xác định cho việc quản lý nhân sự nhằm thực hiện công việc một cách tốt nhất. Đối với người lao động, việc phân tích công việc cho hình dung cụ thể về mô tả với các thông tin về yêu cầu, đặc điểm của công việc, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để đánh giá công việc có phù hợp với khả năng của bản thân và những mong muốn đạt được trong tương lai. Để thực hiện phần này cần trải qua một số bước như là thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện phân nhóm công việc theo số lượng đã thống kê; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công việc. 2.2. Phân tích tổ chức Đây là quá trình nhận biết bản chất các yếu tố, các sự kiện xảy ra bên trong một tổ chức trong mối quan hệ biện chứng với môi trường tổ chức, nhằm đánh giá thành tựu, thiếu sót và đề xuất giải pháp để củng cố, phát triển tổ chức hướng đến việc nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của tổ chức. Bước này thường được thực hiện bởi nội bộ tổ chức, cơ quan, đơn vị với những cá nhân có trách nhiệm phân tích tổ chức. Họ cần trải qua các bước chia nhỏ những hạng mục như sau: - Thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức, viên chức dựa trên tiêu chí số lượng, chất lượng, việc sử dụng, phân công và bố trí nhiệm vụ, kết quả, thực hiện nhiệm vụ đó hoặc là người ký hợp đồng lao động theo các quy định của pháp luật tại thời điểm xây dựng đề án đối với vị trí việc làm. - Xác định bảng danh mục vị trí việc làm cần thiết của đơn vị sự nghiệp công lập; - Xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm; - Xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc làm; - Xác định chức danh nghề nghiệp tương ứng với danh mục vị trí việc làm cần thiết. Các bước này cho tổ chức, cơ quan cái nhìn tổng quát về tình hình nhân sự và việc làm trong nội bộ. Từ đó cho thấy hiệu quả của từng vị trí công việc đối với mục đích chung và đưa ra những kế hoạch luân chuyển hoặc tuyển dụng mới. 2.3. Phân tích tổ chức để xác định vị trí việc làm Giai đoạn này được thực hiện chủ yếu bởi người ứng tuyển, người lao động nhằm xác định công việc mong muốn cho tương lai hoặc là định hướng thăng tiến trong công việc hiện tại. Đánh giá về thực trạng những công việc được phân công và bố trí, sử dụng cũng như mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đội ngũ công chức và viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức và đơn vị. Rà soát cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và của các đơn vị cấu thành tổ chức đó để có hình dung tổng quá nhất và các nhìn chi tiết cụ thể đối với vị trị mà bạn mong muốn. 3. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm Để xác định vị trí việc làm một cách đúng đắn và hiệu quả thì các nguyên tắc sẽ là công cụ để thực hiện điều này một cách thuận lợi và thống nhất giữa các tổ chức, cơ quan và cá nhân. Theo đó, điều 3 Nghị định 41/2012 quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập nêu lên một số nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc này cũng được áp dụng rộng rãi trong các đơn vị, tố chức khác: Nguyên tắc đầu tiên là tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý tổ chức. Nguyên tắc về vị trí việc làm được xác định và điều chỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập. Vị trí việc làm phải gắn với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý tương ứng Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch và phù hợp với thực tiễn. Các bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình và cần tìm hiểu các vị trí việc làm là gì nhằm mở rộng cơ hội đó cho bạn. Để bạn tìm kiếm và biến cơ hội này thành hiện thực thì trang web timviec365.vn cung cấp cho bạn các thông tin về các vị trí việc làm trên nhiều lĩnh vực giúp bạn có cái nhìn định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong thời gian tới. Sau khi xác định được vị trí việc làm mong muốn, chúng tôi vẫn có thể trợ giúp bạn bằng việc gửi hồ sơ online, tạo CV trực tuyến với timviec365.vn. Mục tiêu vì cộng đồng và xã hội, timviec365.vn tạo ra trang web tìm kiếm vị trí việc làm và tạo CV hoàn toàn Miễn Phí nhé!

Coi bài nguyên văn tại: Vị trí việc làm là gì - định hướng cho công việc tương lai

#vieclamnhanhnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp giải đáp về vấn đề học công nghệ thông tin ra làm gì?

Trợ cấp thôi việc là gì và điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc!

Cùng chúng tôi trả lời câu hỏi muốn làm y tá thì học gì?