Tạp vụ là gì? Công việc của nhân viên tạp vụ gồm những gì?

Tạp vụ là gì? Công việc của nhân viên tạp vụ gồm những gì?

Ở trường học, khách sạn, nhà hàng,... chúng ta thường bắt gặp những người đang lau dọn sàn nhà, cửa kính, lau chùi đồ vật,... Đã bao giờ bạn thắc mắc về công việc cụ thể mà họ đang làm hàng ngày chưa? Bạn có tò mò về nghề tạp vụ không? Tạp vụ là gì? Cùng vieclamnhanh.net.vn khám phá nghề tạp vụ qua bài viết dưới đây nhé. 1. Giới thiệu về công việc tạp vụ Nhân viên tạp vụ là gì? Chắc hẳn chúng ta đã không còn ai quá xa lạ với công việc tạp vụ. Vậy theo bạn hiểu, tạp vụ là gì? Tạp vụ (nhân viên tạp vụ) còn có tên gọi khác là nhân viên vệ sinh, lao công. Họ có trách nhiệm đảm bảo môi trường họ đang làm việc phải sạch sẽ, chuyên phụ trách lau dọn, vệ sinh tại các cơ quan, nhà hàng, văn phòng, khách sạn, trường học, bệnh viện, khu chung cư,... Đối tượng làm nhân viên tạp vụ chủ yếu là phụ nữ, đặc biệt là những người đang ở độ tuổi trung niên vì công việc đơn giản, dễ kiếm, không đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe như bằng cấp hay kinh nghiệm, nơi làm việc đa dạng, dễ xoay ca, mức thu nhập khá ổn. Nhưng xã hội ngày càng phát triển, các định kiến cũng dần được thay đổi, nhân viên tạp vụ không chỉ dành riêng cho phụ nữ nữa, bất cứ ai cũng có thể đảm nhận vị trí này, không phân biệt giới tính, độ tuổi, trình độ. Cơ hội nghề nghiệp của công việc này rất rộng mở. Nhu cầu tuyển dụng tạp vụ tăng cao. Nhiều nơi như công sở, khu trường học, nhà hàng,... liên tục thuê nhân viên tạp vụ vì họ quá bận làm việc, không có thời gian để lau chùi, vệ sinh bao quát toàn bộ chỗ làm. Tùy vào tính chất và thời gian làm của từng công việc, mức lương sẽ thay đổi khác nhau, nhưng trung bình thu nhập của nghề tạp vụ thường dao động trong khoảng từ 5-7 triệu đồng, thậm chí cap hơn là 7-9 triệu đồng. 2. Những yêu cầu dành cho nhân viên tạp vụ Yêu cầu dành cho nhân viên tạp vụ là gì? 2.1. Sức khỏe tốt Nếu muốn làm nhân viên tạp vụ, trước hết bạn phải đảm bảo mình có đủ sức khỏe tốt để thực hiện công việc này. Do phải tiếp xúc với nhiều bụi bặm, không khí ô nhiễm, làm việc ngoài trời, dù mưa hay là nắng nên bạn phải tự biết học cách chăm sóc bản thân nếu không muốn bị ốm hay đau đầu, chóng mặt sau khi thực hiện nhiệm vụ. Những người có thể trạng yếu, bị bệnh tiền đình, huyết áp, bị mắc các bệnh truyền nhiễm hay bệnh hiểm nghèo thì không thể đáp ứng đủ yêu cầu để làm nhân viên tạp vụ. 2.2. Sự chăm chỉ Đây là công việc chân tay mất khá nhiều sức nếu làm lâu trong một khoảng thời gian. Từ sáng đến tối, nhân viên tạp vụ sẽ phải luôn tay luôn chân dọn dẹp không được nghỉ. Thứ 7, chủ nhật, ngày lễ tết cũng như ngày bình thường, họ vẫn miệt mài, cặm cụi đến cơ quan, trường học để lau chùi, dọn dẹp. Mỗi ngày lại làm đi làm lại những công việc đơn giản, nhỏ lẻ, lặt vặt đó. Vì vậy, phải thật chăm chỉ, kiên trì thì mới làm được nghề tạp vụ. 2.3. Tâm huyết với nghề Có một số người luôn có cái nhìn tiêu cực về nghề tạp vụ, cho rằng chỉ những người thấp kém mới làm công việc này. Nhưng thời thế đã thay đổi, đây là công việc không thể thiếu trong xã hội, chúng ta cần phải tôn trọng những người lao động này. Do đó, khi làm nhân viên tạp vụ, người làm việc phải yêu nghề, tâm huyết với nghề, không quan tâm đến các định kiến xấu thì mới làm việc tốt được và không bị lung lay ý chí. 2.4. Cử chỉ, tác phong Nhân viên tạp vụ phải là một người có cử chỉ, tác phong làm việc nhanh nhẹn, ứng biến tình huống tốt để xử lí các tình huống phát sinh với khách hàng hay những người xung quanh. Những người nhanh nhẹn thường sẽ làm được việc và giải quyết công việc xong sớm. Ngoài ra, nhân viên tạp vụ cũng cần phải biết cách lựa chọn trang phục phù hợp môi trường, gọn gàng, sạch sẽ, thoải mái, thuận tiện để dễ cử động, di chuyển khi àm việc. 2.5. Trung thực, chấp hành quy định tốt Ở bất kì môi trường nào cũng có quy định và nguyên tắc làm việc riêng, nhân viên tạp vụ phải nghiêm túc tuân theo những nội quy đó để thực hiện nhiệm vụ tốt nhất và giữ hình ảnh cho môi trường. Ví dụ như là nội quy ăn mặc đúng đồng phục, đeo thẻ, giờ nghỉ trưa,... Sẽ có những người được phân công để quản lí, giám sát và theo dõi nhân viên tạp vụ. Bên cạnh đó, nếu người làm công việc tạp vụ trung thực, cởi mở, hòa đồng, thật thà thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, tin tưởng, giúp đỡ và có cơ hội thăng tiến trong công việc. 3. Nhiệm vụ cụ thể của một nhân viên tạp vụ  Khám phá nhiệm vụ hàng ngày của nhân viên tạp vụ Thông thường, quy trình làm việc của một nhân viên tạp vụ sẽ bao gồm những công việc sau: chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh đã được phân, tiến hành phân vùng khu vực dọn dẹp, quét sàn hoặc hút bụi các sảnh,hành lang, cầu thang, lau dọn khu vực ở sảnh chính hoặc nhà vệ sinh bằng các công cụ tẩy rửa, các nước hóa chất chuyên dụng để dọn dẹp dễ hơn, lau khô những chỗ vừa dọn, thu gom rác thải, phân loại và xử lí đúng quy định, bảo quản, lau chùi đồ đạc. Còn nếu cụ thể hơn, mỗi nhân viên tạp vụ sẽ có thêm những công việc khác nhau, cùng khám phá nhé. 3.1. Nhân viên tạp vụ ở trường học Dựa theo lịch học của học sinh, sinh viên, các nhân viên tạp vụ sẽ có những nhiệm vụ riêng, được phân theo thời gian buổi sáng và buổi chiều. - Nhiệm vụ buổi sáng của nhân viên tạp vụ: + Lau dọn khu vực hành lanh, cầu thang, lớp học + Dọn dẹp khu vực phòng hiệu trưởng, ban giám hiệu, phòng họp, phòng nghỉ, nhà hành chính nội bộ, phòng y tế, nhà vệ sinh,... + Lau chùi bộ ấm chén, bục phát biểu, nước uống,... + Thu gom rác + Chuẩn bị nước uống, khăn mặt (đối với học sinh tiểu học) + Sắp xếp bàn ghế ngăn nắp, gọn gàng + Tưới cây trên sân trường + Xếp bàn ăn, phòng ngủ (cho học sinh tiểu học ăn bán trú) - Nhiệm vụ buổi chiều của nhân viên tạp vụ: tương tự như các công việc buổi sáng nhưng kiểm tra cẩn thận hơn, bổ sung kịp thời nước uống nếu bị thiếu, đổ rác đã thu gom, tắt đèn những khu vực vẫn còn đèn sáng để quên,... 3.2. Nhân viên tạp vụ trong nhà bếp, nhà hàng - Dùng máy hút bụi chuyên dụng để quét bụi ở hành lang, cầu thang, thảm, sàn, trước sảnh,.. - Dùng chổi lau nhà và các nước tẩy rửa chuyên dụng để cọ sạch các vết bẩn trên sàn - Đặt biển ở những nơi vừa lau để lưu ý khách hàng không đi vào, tránh trơn trượt, dễ ngã - Lau dọn khu vực nhà vệ sinh, cọ gương, thay tinh dầu, xà phòng, thay giấy vệ sinh - Kiểm tra số lượng máy móc, dụng cụ làm việc, vệ sinh chúng để bảo quản chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, đề xuất thay mới hoặc bổ sung vật dụng nếu cần.  - Lau đèn, giặt khăn trải bàn, thay hoa mới trên bàn, vệ sinh tủ lạnh, khử mùi nhà bếp,... - Thu gom đồ ăn thừa, rác thải và xử lí trong ngày. - Sắp xếp bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp - Tẩy sạch các vết ố ở bồn rửa bát, kệ bếp,... 3.3.  Nhân viên tạp vụ trong nhà bếp, nhà hàng - Quét dọn khu vực sảnh, hành lang, cầu thang, nhà vệ sinh, khu vực phòng làm việc,... - Thu gom rác thải, đổ rác - Lau bụi kính, gương, bình cứu hỏa, bàn ghế, các cửa ra vào,... - Lau chùi các thiết bị văn phòng - Sắp xếp, trang trí cẩn thận những vật dụng hàng ngày, rửa ấm chén, thu dọn nước uống sau mỗi cuộc họp của ban lãnh đạo - Kiểm tra dụng cụ vệ sinh, đề xuất thay mới khi cần Tóm lại, tạp vụ là một công việc lao động phổ thông, đơn giản, dễ làm nếu cẩn thận, chăm chỉ. Trên đây là toàn bộ thông tin về nghề tạp vụ và những công việc hàng ngày mà họ phải làm. Hẹn gặp lại các bạn vào những bài viết thú vị lần sau với những công việc độc đáo khác.

Coi thêm ở: Tạp vụ là gì? Công việc của nhân viên tạp vụ gồm những gì?

#vieclamnhanhnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp giải đáp về vấn đề học công nghệ thông tin ra làm gì?

Trợ cấp thôi việc là gì và điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc!

Cùng chúng tôi trả lời câu hỏi muốn làm y tá thì học gì?