Tiền án tiền sự là gì? Những điều cần biết về tiền án, tiền sự

Tiền án tiền sự là gì? Những điều cần biết về tiền án, tiền sự

Mỗi khi điền sơ yếu lí lịch, chúng ta sẽ thường thấy có phần mục ghi tiền án tiền sự. Vậy tiền án và tiền sự được định nghĩa như thế nào? Bạn có phân biệt được ý nghĩa của chúng không? Nếu vẫn thấy khó hiểu, rắc rối về vấn đề này, hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé. 1. Tiền án tiền sự là gì? Khái niệm của tiền án - tiền sự  Tiền án tiền sự là gì?  Thực ra đến nay, trong văn bản pháp luật vẫn chưa có quy định trực tiếp, cụ thể nào nói về khái niệm của tiền án hay tiền sự. Vì vậy, có thể tạm thời hiểu: người có tiền án tiền sự là người phạm tội và đang trong quá trình thi hành án mà chưa được xóa án hoặc xóa kỷ luật, xóa việc xử phạm hành chính. Tuy vậy, giữa tiền án và tiền sự vẫn có một số điểm khác biệt sau đây mà bạn nên hiểu rõ và không được nhầm lẫn. 1.1. Tiền án là gì? Tiền án là những người đã bị tòa tuyên bố, ra quyết định kết án, đang thi hành và chấp hành hình phạt do tòa án đưa ra, hoặc cũng có thể đã chấp hành xong bản án đó nhưng vẫn chưa được can án (xóa án tich). Với lý lịch tư pháp của những người bị kết án nhưng đã được xóa án tích theo quyết định của tòa án thì trong lý lịch sẽ không phải ghi là có “tiền án”. Mức độ chịu trách nhiệm của tiền án chính là trách nhiệm hình sự. Như vậy, với người đủ 16 tuổi trở lên, nếu phạm tội hình sự thì sẽ bị coi là có tiền án.  1.2. Tiền sự là gì? “Tiền” là cái trước, cái đã có từ ban đầu, còn “sự” là sự kiện pháp lý đã diễn ra, để lại hậu quả liên quan về pháp luật. Tiền sự là những người đã bị tòa án kết tội kỷ luật và bị xử phạt theo lỗi vi phạm hành chính mà vẫn chưa được xóa kỷ luật hay xóa việc xử phạt hành chính. Mức độ chịu trách nhiệm của tiền sự chính là trách nhiệm hành chính. Chỉ cần người nào đủ 16 tuổi trở lên, đủ năng lực hành vi để chịu trách nhiệm hành chính thì khi bị phạt, người đó sẽ bị các cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xử phạt. Tùy theo mức độ phạm tội, hình phạt có thể là cảnh cáo, phạt tiền hoặc đưa vào trại giáo dưỡng, cơ sở giáo dục tại địa phương. 2. Quy định về các trường hợp được xóa tiền án, tiền sự Quy định về các trường hợp được xóa tiền án, tiền sự Mặc dù người có tiền án, tiền sự là mắc lỗi sai trái, nhưng khi điền vào đơn như vậy, sẽ rất dễ bị mọi người có cái nhìn không mấy thiện cảm và khó xin việc, làm ăn. Vì vậy, Nhà nước ta đã có một quy định khoan dung về trường hợp này, cho họ sửa lỗi và làm lại từ đầu. Đó là cho phép xóa tiền án, tiền sự.  2.1. Quy định về trường hợp xóa tiền án Theo Khoản 2 Điều 69 và Điều 107 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã sửa đổi và bổ sung) có ra quy định rõ ràng về 5 trường hợp người bị kết án sẽ được xóa án tiền sự và không bị coi là có án tích. Các trường hợp được xóa án tiền sự là: - Những người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng. - Người được miễn hình phạt. - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị kết án không kể về tội gì. - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý. - Người dưới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Có thể thấy rằng, phạm vi xác định đối tượng mang tiền án so với trước đây đã được thu hẹp. Còn lại sẽ là những đối tượng mang tiền án nhưng không được xóa án tích là:  - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mắc tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng, phải thi hành án phạt - Người thành niên bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc do lỗi cố ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng. Nếu như trước đây, người phạm tội phải chấp hành xong bản án thì mới được xóa án. Nhưng quy định mới đã thay đổi. Sau khi chấp hành xong hình phạt chính, thời gian phạt án treo hoặc khi thời hiệu thi hành bản án đã hết hiệu lực, thời hạn xóa án tích sẽ được tính từ đó. Bị Tòa án bác bỏ đơn xin xóa án tích lần 1, đợi đúng một năm sau quay lại, nếu tiếp tục bị Tòa án bác bỏ lần hai,sau 2 năm mới được xóa án. Ngoài ra, trong Điều 72 của Bộ luật Hình sự năm 2015 còn có quy định xóa án tích cho những đối tượng bị kết án hình sự nhưng có những biểu hiện tích cực trong quá trình cải tạo, chấp hành án, có cố gắng và sự tiến bộ rõ rệt, đã lập công hoặc được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác, chính quyền địa phương nơi người đó đang cư trú đề nghị thì Tòa án sẽ xóa án, với điều kiện người đó phải đảm bảo được ít nhất một phần ba thời hạn đã được quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Bộ luật. 2.2. Quy định về trường hợp xóa tiền sự Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có ra quy định về trường hợp và thời hạn xóa tiền sự như sau: -  Trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo, hay 1 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm mà cá nhân hoặc tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tái phạm nữa thì sẽ được xóa tiền sự, xóa kỷ luật hành chính. - Nếu trong thời hạn 2 năm tính từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 1 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử lý hành chính mà cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính không tái phạm nữa thì sẽ được  xóa tiền sự, xóa kỷ luật hành chính. 3. Một số vấn đề liên quan đến tiền án, tiền sự Một số vấn đề liên quan đến tiền án, tiền sự - Bạn đang quan tâm về vấn đề tiền án, tiền sự và muốn tìm một công việc liên quan đến lĩnh vực này nhưng không biết có những ngành nghề nào? Hãy thử làm luật sư, ứng cử các vị trí trong tòa án, cơ quan có thẩm quyền để được chứng kiến trực tiếp về những trường hợp được xóa án và quy trình xóa án tích. Tất nhiên là bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lí và kĩ năng, kiến thức chuyên môn nhất định, hiểu rõ các văn bản pháp luật, bộ luật thì mới làm được những công việc này.  - Trích lục tiền án, tiền sự là công việc tìm hiểu, tra cứu, thu thập thông tin về bị cáo để làm rõ các yếu tố về nhân thân, lai lịch, từ đó căn cứ vào những thông tin ấy để giải quyết vụ án theo đúng quy định pháp luật hoặc quyết định xem có nên xóa án hay không. - Theo Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam có quy định những người đang chấp hành bản án hình sự, dân sự, kinh tế, hay nói cách khác là có tiền án, tiền sự thì sẽ không được sang nước ngoài. - Với nghĩa vụ đi quân sự, trường hợp của những người có tiền án, tiền sự sẽ được tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự theo đúng quy định của pháp luật. Trên đây là toàn bộ thông tin về định nghĩa và cách xóa án tích, những thông tin có liên quan đến tiền án tiền sự. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã sẽ không còn nhầm lẫn và thấy bối rối khi nhắc đến tiền án và tiền sự nữa.

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Tiền án tiền sự là gì? Những điều cần biết về tiền án, tiền sự

#vieclamnhanhnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp giải đáp về vấn đề học công nghệ thông tin ra làm gì?

Trợ cấp thôi việc là gì và điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc!

Cùng chúng tôi trả lời câu hỏi muốn làm y tá thì học gì?