Có thể bạn chưa biết về khái niệm trọng tài thương mại là gì?

Có thể bạn chưa biết về khái niệm trọng tài thương mại là gì?

Trong quá trình phát triển doanh nghiệp cũng như đưa doanh nghiệp vươn xa thì không tránh khỏi việc xảy ra những rắc rối hay gặp phải việc vi phạm các bộ luật thương mại. Tùy vào từng mức độ vi phạm cũng như cách giải quyết mà có những xuất hiện nhiều đối tượng trong quá trình giải quyết tranh chấp, một trong những đối tượng giải quyết tranh chấp thương mại đó là trong tài thương mại. Cùng đọc bài viết sau để hiểu hơn về trọng tài thương mại là gì? Cùng những thông tin liên quan như phân loại, ưu điểm hay những thông tin liên quan mà bạn cần biết. 1. Tìm hiểu khái niệm mà bạn cần biết về trọng tài thương mại là gì? Tìm hiểu khái niệm mà bạn cần biết về trọng tài thương mại là gì? Để hiểu kĩ về khái niệm trọng tài thương mại thì bạn nên hiểu trọng tài là gì trước sau đó mới tìm hiểu về khái niệm của trongjt ài thương mại. Trọng tài là người phân giải, công bằng hay là người đánh giá giữa một cuộc thi hay cuộc tranh chấp nào đó cần một bên thứ 3 thể hiện sự công bằng. Từ khái niệm của trọng tài ta có thể dễ dàng hình dung về khái niệm của trọng tài thương mại, đây là khái niệm chỉ phương thức hay người, bên thứ 3 đứng ra dàn xếp, giải quyết các vấn đề phát sinh tranh chấp và thường tranh chấp liên quan đến kinh doanh, thương mại và theo điều 2 luật Trọng tài thương mại 2010. Trọng tài thương mại, các vấn đề được giải quyết với sự có mặt của trọng tài thương mại thường xuất hiện khi có sự đồng ý của các bên và thường thay thế cho cách giải quyết là lôi ra tòa án giải quyết. Bởi vậy với cách sử dụng trọng tài thương mại thường xử lý linh hoạt, nhanh chóng và nhận được sự hài lòng giữa các bên tham gia cũng như giữ được nhiều bí mật doanh nghiệp trong quá trình tranh chấp. 2. Các loại trọng tài thương mại mà bạn cần biết Các loại trọng tài thương mại mà bạn cần biết Có nhiều loại trọng tài thương mại, mỗi loại sẽ có khái niệm định nghĩa khác nhau và mang những đặc điểm nhận dạng, phân loại điển hình. Cùng tìm hiểu một số loại trọng tài thương mại cơ bản mà bạn cần biết như là: 2.1. Những thông tin khái niệm về trọng tài vụ việc Một trong những loại trọng tài thương mại đầu tiên mà ta hay gặp phải đó là trọng tài vụ việc, đây là khái niệm chỉ hình thức trọng tài được hình thành do các bên tranh chấp thỏa thuận thành và lập ra với mục đích để giải quyết vụ việc và trọng tài vụ việc sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ việc đó. Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau: - Trọng tài vụ việc được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp; - Trọng tài vụ việc không có trụ sở làm việc để thường trực hay không có bộ máy vận hành bởi nó xuất hiện và kết thúc theo mỗi vụ việc và trọng tài thường được các bên liên quan thống nhất để chỉ định một trong tài viên bất kỳ nào đó thuộc các trung tâm trọng tài uy tín mà các bên tin tưởng. - Quy tắc được trọng tài vụ việc sử dụng trong mỗi vụ việc không có sự nhất quán, ngoài việc tuân theo những pháp luật cơ bản bắt buộc phải tuân theo thì đa phần sẽ giải quyết theo quy định giữa các bên thống nhất. Bởi vậy trên thực tê thì trọng tài vụ việc chưa được đưa nhiều vào sử dụng. - Các bên liên quan khi muốn dùng trọng tài vụ việc thì phải tự thực hiện toàn bộ quy trình với hội đồng trọng tài mà không có sự hỗ trợ bởi một Ban thư ký thường trực bởi không tuân theo quy định pháp lý mà dùng luật riêng giữa các bên thống nhất. Để thực hiện được việc trọng tài vụ việc thì người trọng tài cần có kinh nghiệm tham gia tố tụng trọng tài trước đó. 2.2. Tìm hiểu về trọng tài thường trực hay còn gọi là trọng tài quy chế Tìm hiểu về trọng tài thường trực hay còn gọi là trọng tài quy chế Ngoài trọng tài vụ việc thì trọng tài thường trực hay còn gọi là trọng tài quy chế cũng được khá nhiều người quan tâm, đây là khái niệm chỉ hình thức trọng tài trái ngược với trọng tài vụ việc. Ta có thể dễ dàng nhận biết được trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực bởi trọng tài thường trực được tổ chức bộ máy và quản lý chặt chẽ cũng như có trụ sở làm việc thường xuyên, ngoài ra tên các trọng tài thường trực thường sẽ có tên trong danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng. Trung tâm trọng tài hay ủy ban trọng tài, viện trọng tài, hội đồng trọng tài hay các tên gọi cơ sở uy tín về tổ chức trọng tài đều được tổ chức, quản lý theo mô hình các điều lệ và quy tắc tố tụng riêng và những tổ chức này đều có tổ chức bộ máy và quản lý chặt chẽ cũng như có trụ sở làm việc thường xuyên và chủ yếu được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài. Tìm hiểu về trọng tài thường trực hay còn gọi là trọng tài quy chế Đặc điểm cơ bản trọng tài thường trực hay các trung tâm trọng tài đó là: - Có bộ máy chế độ bao gồm nhiều vị trí cũng như có sự quản lý của nhiều cấp như ban điều hành, ban thư ký nhưng hoạt động dưới dạng tối giản và gọn nhẹ. Các ban cũng được phân chia ra những vị trí quan trọng như là chủ tích, thư ký trưởng, mỗi vị trí có nhiều người cùng giữ chức vụ hoặc chỉ một người và việc này còn tùy thuộc vào điều lệ vận hành của mỗi trung tâm. Trong bộ máy vận hành ngoài những vị trí chủ chốt thì không thể thiếu những trọng tài viên, trung tâm trọng tài còn có các trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài, thông thường thì danh sách này mang tính chất khuyến nghị, đây là danh sách thường trực, họ có tham gia vào việc giải quyết, dàn xếp vụ việc hay không còn tùy thuộc vào sự chỉ định hay phân công của các bên. - Mỗi trung tâm sẽ được tự quyết định về lĩnh vực hoạt động cũng như tự do thiết lấp quy tắc tố tụng riêng và trong quá trình giải quyết vụ việc thì trung tâm trọng tài có thẩm quyền quyết định lĩnh vực hoạt động cũng như thu hẹp hoặc mở rộng lĩnh vực theo từng vụ việc nhưng phải có sự đăng ký với các cơ quan liên quan theo quy định. 3. Những ưu điểm mà trọng tài thương mại mang lại trong việc giải quyết tranh chấp Những ưu điểm mà trọng tài thương mại mang lại trong việc giải quyết tranh chấp Tùy vào từng loại trọng tài cũng như đặc điểm của từng loại lại có những ưu điểm cụ thể, tuy nhiên xuất phát từ những nguyên tắc giải quyết tranh chấp của mình thì trọng tài thể hiện rất nhiều ưu điểm vượt trội như xử lý linh hoạt, nhanh chóng và nhận được sự hài lòng giữa các bên tham gia cũng như giữ được nhiều bí mật doanh nghiệp trong quá trình tranh chấp và từ đó mang lại nhiều lợi ích cho các bên khi có tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại. Những ưu điểm mà trọng tài thương mại mang lại trong việc giải quyết tranh chấp cụ thể như sau: - Thứ nhất, khác với tố tụng tòa án được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự áp dụng để giải quyết tất cả các vụ việc trong lĩnh vực dân sự nói chung, thủ tục trọng tài áp dụng cho các tranh chấp trong hoạt động thương mại đơn giản hơn, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp giúp đẩy nhanh thời gian giải quyết tranh chấp; thủ tục trọng tài không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp; - Đặc điểm tiếp theo đó là việc được quyền lựa chọn trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho phép các bên lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về vấn đề tranh chấp, có uy tín trong nghành nghề trở thành trọng tài viên giải quyết tranh chấp của các bên, đảm bảo chất lượng giải quyết tranh chấp; Những ưu điểm mà trọng tài thương mại mang lại trong việc giải quyết tranh chấp - Thứ ba, trọng tài tôn trọng tính bảo mật thông tin (confidentiality) cho toàn bộ quá trình, phiên họp trọng tài cũng được thực hiện không công khai (khác với nguyên tắc Tòa án xét xử công khai trong tố tụng tòa án), nhờ đó, các bên trong tranh chấp có thể đảm bảo được uy tín của mình trên thương trường; - Thứ tư, thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thiết lập dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước, thể hiện sự mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn như: cho phép sử dụng tiếng nước ngoài, áp dụng luật nước ngoài, … phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài; - Thứ năm, phán quyết của trọng tài có đặc điểm giống như bản án của tòa án đó chính là mang tính chung thẩm và bắt buộc các bên phải thi hành, nếu đem thi hành trong lãnh thổ Việt Nam, phán quyết trọng tài VIAC có thể được đưa thẳng tới cơ quan thi hành án (Cục thi hành án dân sự) để được cưỡng chế thi hành; phán quyết trọng tài VIAC cũng có thể được cho công nhận và thi hành tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên Công ước NewYork về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. 4. Những điều cần biết về thỏa thuận trọng tài thương mại Những điều cần biết về thỏa thuận trọng tài thương mại 4.1. Tìm hiểu khái niệm bản chất của thỏa thuận trọng tài thương mại là gì? Hình thức thỏa thuận trọng tài là khái niệm chỉ 1 thoải thuận bằng văn bản, theo đó các bên kí kết nhất trí đưa tất cả hoặc một số tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh từ giao dịch thương mại có khả năng được áp dụng trọng tài ra giải quyết bằng con đường trọng tài và đặc biệt chúng có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng, thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. 4.2. Các hhình thức thỏa thuận trọng tài mà bạn cần biết là gì? Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng, thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản và các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản: Các hhình thức thỏa thuận trọng tài mà bạn cần biết là gì? - Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; - Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; - Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; - Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác; - Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận; - Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng, việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài’ Bài viết đã cung cấp các thông tin liên quan đến trọng tài thương mại cùng những thông tin như phân loại, ưu điểm hay những thông tin liên quan mà bạn cần biết về khái niệm trọng tài thương mại là gì. Mong rằng những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc, nếu thấy hữu ích nhớ hãy theo dõi thường xuyên để cập nhập thêm nhiều thông tin khác nhé. Thân ái!

Coi thêm tại: Có thể bạn chưa biết về khái niệm trọng tài thương mại là gì?

#vieclamnhanhnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp giải đáp về vấn đề học công nghệ thông tin ra làm gì?

Trợ cấp thôi việc là gì và điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc!

Cùng chúng tôi trả lời câu hỏi muốn làm y tá thì học gì?